Để nâng cao được trình độ Reading của bản thân, các em phải học thật chắc từng dạng đề trong IELTS Reading. Song song với câu hỏi dạng Matching Headings, True/False/Not given là một dạng khiến các sĩ tử đau đầu không kém vì rất dễ nhầm lẫn giữa các thông tin với nhau. Vậy thì làm sao để vượt qua dạng câu hỏi này đây? Đáp án sẽ nằm trong bài chia sẻ hôm nay của cô nhé.
Thế nào là câu hỏi dạng True, False và Not Given?
Đối với các bạn học thi IELTS, nhất là với phần Reading, câu hỏi dạng True, False và Not Given yêu cầu thí sinh xác định độ chính xác của các thông tin được đưa ra trong đề bài.
Bạn sẽ được cho sẵn một số mệnh đề nhất định. Từ những thông tin thu nhận được từ văn bản đã cho, bạn cần xác định xem mệnh đề trong câu đúng, sai hay không được nhắc đến.
Lưu ý: Phân biệt dạng câu hỏi True/ False/ Not Given với dạng câu hỏi Yes/ No/ Not Given.
Khi các bạn học thi IELTS Reading, dạng câu hỏi True/ False/ Not Given được giải quyết dựa vào các dữ kiện có sẵn trong đề bài (facts), thí sinh không cần lập luận gì thêm.
Dạng câu hỏi Yes/No/Not Given được giải quyết dựa vào suy luận xem ý kiến được đưa ra có trùng khớp với ý kiến của tác giả hay không. Thí sinh làm việc chủ yếu với ý kiến (opinion).
Khi nào chọn True? False? Not Given?
- Nếu thông tin trong văn bản đã cho trùng khớp thông tin trong mệnh đề câu hỏi, câu trả lời là TRUE.
- Nếu thông tin trong văn bản đối tập hoặc tương phản với thông tin trong mệnh đề câu hỏi, câu trả lời là FALSE.
- Nếu không có thông tin nào/ không thể xác định được thông tin đã cho trong mệnh đề là đúng hay sai, câu trả lời là Not Given.
Ở đây, bạn có thể sẽ thấy có những mệnh đề thông tin đưa ra khá tương đồng với thông tin trong văn bản, tuy nhiên hai lượng thông tin đó lại không trùng khớp hoàn toàn. Khi đó câu trả lời sẽ là FALSE. Vì ở đây, chúng ta chỉ có thông tin hoặc đúng, hoặc sai; không có thông tin “gần đúng”.
Ví dụ, khi thông tin trong bài và thông tin trong mệnh đề giống nhau, nhưng trong câu xuất hiện từ “kind of” (bổ sung cho thông tin trong mệnh đề), thì câu trả lời sẽ là FALSE.
Các mệnh đề được xác định là Not Given không có nghĩa là thông tin được đưa ra trong mệnh đề không được đề cập đến trong đoạn văn. Rất nhiều thí sinh nghĩ rằng nếu thông tin được nhắc đến trong văn bản, thì chắc hẳn câu trả lời chỉ có thể là đúng hoặc sai? Không hẳn vậy. Câu hỏi Not Given đôi khi được dùng để gây rối cho thí sinh, và thông thường, mệnh đề được cho là Not Given vì không có đủ cơ sở thông tin trong văn bản để khẳng định độ chính xác của câu.
Những sai lầm thường gặp
- Sai lầm lớn nhất của hầu hết các bạn khi học thi IELTS và cả thí sinh đi thi đó là câu hỏi dạng này nằm ở lựa chọn Not Given. Rất nhiều thí sinh chưa từng làm câu hỏi dạng này trước đó. Điều này khiến thí sinh gặp rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình làm bài, và không chắc chắn khi tìm kiếm thông tin. Những thí sinh này đồng thời cũng tốn rất nhiều thời gian đắn đo về chọn lựa Not Given, gây ảnh hưởng đến kết quả những phần sau của bài thi.
- Bên cạnh đó, nhiều bạn khi học thi IELTS cũng gặp không ít khó khăn do không hiểu chính xác nghĩa của mệnh đề được đưa ra, dẫn đến không thể xác định được thông tin đúng hay sai. Một số khác lại quá tập trung vào việc hiểu các từ khóa trong câu mà quên đi nghĩa khái quát của toàn mệnh đề.
- Một sai lầm phổ biến khác trong quá trình học thi IELTS đối với kỹ năng này nằm ở việc cố gắng tìm kiếm chính xác từ khóa (keywords) của mệnh đề trong đoạn văn bản. Thông thường, các từ được đưa ra không ở thể thống nhất mà dưới dạng từ đồng nghĩa.
- Một sai lầm mà nhiều học sinh thường mắc phải chính là việc không đọc kỹ đề bài, dẫn đến việc đề yêu cầu các em làm True/False/Not Given nhưng khi tiến hành vào bài đọc và khi chuyển đáp án sang tờ giấy ghi đáp án, các em lại ghi nhầm thành Yes/No/Not Given hoặc ngược lại sẽ dẫn đến việc các em mất trọn điểm. Vì vậy hãy nhớ đọc kỹ càng đề bài để biết đề yêu cầu mình làm gì nhé.
- Sai lầm cuối cùng đó là thí sinh không thực sự hiểu rõ ý nghĩa của True/ False/ Not Given, dẫn đến bị rối trí trong quá trình làm bài.
Vậy làm thế nào để khắc phục được những sai lầm trên?
10 mẹo bỏ túi khi làm bài
- Phớt lờ bất kì thông tin nào bạn đã biết về chủ đề được đưa ra và đừng cố gắng dự đoán. Hãy chỉ dựa vào các thông tin trong bài để tìm ra đáp án.
- Xác định tất cả các từ hạn định/ bổ nghĩa cho mệnh đề, ví dụ như some, all, mainly, often, always and occasionally. Các từ này có nhiệm vụ kiểm tra xem bạn đã đọc kĩ toàn bộ mệnh đề chưa, bởi với những từ này, nghĩa của câu có thể thay đổi. Ví dụ, ‘Coca-Cola has always made its drinks in the U.S.A.’ có nghĩa khác hoàn toàn với ‘Coca-Cola has mainly made its drinks in the U.S.A.’
- Cẩn thận với các động từ hạn định/ bổ nghĩa cho mệnh đề, ví dụ như suggest, claim, believe and know. Ví dụ, hai câu ‘The man claimed he was a British citizen’ và ‘The man is a British citizen’ có nghĩa khác nhau hoàn toàn.
- Mỗi câu trả lời True/False/Not Given sẽ xuất hiện ít nhất một lần. Vì thế, nếu bạn không có đủ ba loại đáp án trong câu trả lời, bạn đã có ít nhất một câu trả lời sai.
- Không áp dụng các kĩ năng skim, scan để tìm câu trả lời cuối cùng. Bạn phải đọc văn bản một cách vô cùng tỉ mỉ để hiểu được điều tác giả muốn nhắc đến.
- Không tìm kiếm chính xác các từ trong đoạn văn. Điều bạn nên làm là tìm kiếm các từ đồng nghĩa, vì bạn đang khớp nối thông tin, không phải từ.
- Nếu bạn không thể tìm thấy thông tin trong đoạn văn bản, có thể câu trả lời là Not Given. Không nên lãng phí thời gian tìm kiếm những thông tin không xuất hiện trong bài.
- Nếu bạn không có một chút ý tưởng nào cho câu trả lời, hãy chọn Not Given. Có thể bạn không biết câu trả lời vì thực sự nó không nằm ở đây.
- Thông tin cho câu trả lời sẽ theo đúng thứ tự xuất hiện trong văn bản. Thế nên, đừng lãng phí thời gian quay lại. Hãy tiếp tục đọc.
- Phân biệt rõ dạng bài True/ False/ Not Given và dạng Yes/No/Not Given.
Chiến thuật chinh phục thành công
- Đọc kĩ chỉ dẫn của đề bài.
- Đọc kĩ các mệnh đề được đưa ra, có gắng nắm bắt ý chính của toàn câu. Chú ý các từ hạn định/ bổ nghĩa cho câu như some hay always.
- Nghĩ về các từ đồng nghĩa có thể xuất hiện trong đoạn văn. Điều này giúp bạn tìm được đoạn thông tin cần đọc kĩ trong bài.
- Khớp đoạn thông tin tìm được với mệnh đề.
- Tập trung vào mệnh đề một lần nữa, sau đó đọc kĩ đoạn thông tin tìm được, xác định xem mệnh đề đúng hay sai. Nghĩa của mệnh đề và thông tin trong câu sẽ khớp hoàn toàn với nhau nếu mệnh đề đó là đúng.
- Gạch chân cụm từ cho bạn đáp án. Việc này sẽ giúp bạn tập trung và dễ dàng kiểm tra lại sau đó. Hãy hắc chắn rằng không có từ/cụm từ hạn định/bổ nghĩa nào trong câu.
- Nếu bạn không tìm thấy câu trả lời cho mệnh đề, hãy đánh Not given và chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
- Nếu bạn thực sự không chắc về câu trả lời đã đưa ra, hãy đánh Not given.
Các bạn đã nắm được dạng True/False/Not given này chưa? Chắc hẳn các bạn đỡ có thể thở phào sau khi biết được các phương pháp Linh đã chia sẻ rồi đúng không? Tuy nhiên, đừng chỉ đọc lý thuyết suông mà ỷ y các bạn nha, hãy thực hành để xem mức độ hiểu của các bạn tới đâu nha tại bài viết 10 website có bài đọc sát thi thật , cùng Linh khám phá và học tập các bạn nhé!