Cách làm bài True False Not Given

True/False/Not given luôn được cho là dạng bài “khó xơi” nhất nhì trong IELTS Reading khiến rất nhiều thí sinh phải đau đầu và thường xuyên nhầm lẫn song song với Matching Headings. Trong bài viết hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các bạn cách để tránh nhầm lẫn trong dạng bài này để trang bị những bí quyết hữu ích trong việc học thi IELTS Reading nhé.

Cách làm bài dạng true/false/not given

Thông thường có 2 loại câu hỏi cho dạng đề này:

  • True/False/Not given: là dạng cần dựa vào facts có trong bài
  • Yes/No/Not given: là dạng cần suy luận theo ý kiến, quan điểm của tác giả

Đối với mỗi dạng cần xác định rõ thông tin trong bài và thông tin trong câu hỏi, đối với dạng Y/N/NG thì cần đi tìm ý kiến của tác giả còn T/F/NG thì phải đi tìm facts trong bài. Nếu chỉ đơn giản có Y/N hoặc T/F thì vấn đề trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, còn có thêm NG khiến rất nhiều thí sinh bị mất điểm.

Khi nào True, khi nào False, khi nào thì Not given?

  • TRUE: Khi các thông tin trong bài hoàn toàn giống với thông tin trong câu hỏi hoặc chúng có các từ đồng nghĩa, thể hiện thông tin tương đồng
  • FALSE: Khi thông tin trong bài trái ngược hoàn toàn với thông tin trong câu hỏi.
  • NOT GIVEN: Khi thông tin không có trong bài hoặc có thông tin nhưng thiếu cơ sở để kết luận câu đó đúng hay sai. Và bạn không được đoán theo ý kiến chủ quan của mình mà phải hoàn toàn dựa vào các thông tin có sẵn trong bài.

 Vấn đề lớn nhất – Not Given

  • Lựa chọn ‘Not Given’ chính là thứ làm phức tạp hóa vấn đề lên hết cỡ. Giải quyết nó thế nào? Chúng ta cần biết:
  • ‘Not Given’ không có nghĩa là không có thông tin. Thông thường thông tin của một câu ‘Not Given’ sẽ xuất hiện trong bài đọc, nhưng thông tin đó không dùng để trả lời câu hỏi
  • Bạn không được đoán hay diễn giải thông tin mà bạn cho là đúng. Sự tồn tại của thông tin chỉ nằm trong bài đọc, KHÔNG nghĩ xa hơn.

Ví dụ: Paragraph:
It is a sad fact that many women who take maternity leave find themselves stepping off the career ladder, even though they fully intend to full-time work after their maternity leave is over. For some, this is no hardship and for those who do wish to return to work, there is no issue as they have legal protection. The problem category is those who are in two minds about what to do. These need to sit down and ask themselves some hard questions:

  • Do I wish to return to full-time employment?
  • What is about working from home?
  • Would I benefit from doing a second degree?

Question: The writer claims that women on maternity leave often consider entering some form of further education because they are unsure of their career path.

Nếu chúng ta tập trung vào key words, khả năng rất cao là chúng ta sẽ trả lời sai: “The writer claims that women on maternity leave often consider entering some form of further education because they are unsure of their career path“. Khi gạch chân key words, chúng ta có thể sẽ trả lời là  “Yes” vì chúng ta sẽ có xu hướng kết nối các cụm trên với các cụm có trong bài đọc: “women who take maternity leave”, “women in two minds about what to do” và “Would I benefit from doing a second degree?”.

Câu trả lời trên là sai. Các bạn có thể thấy không có thông tin nào trong bài đọc trên chỉ ra rằng tác giả “cho rằng” (claim) những người phụ nữ đó “thường” (often) làm những điều trên. Tác giả nói rằng những người này “cần” (need) làm. Để trả lời đúng, cách duy nhất là bạn đọc kỹ toàn bộ câu hỏi.
Answer: Not Given.

Thủ thuật

  • Thông thường các câu hỏi đều theo thứ tự trên văn bản (gần như là 99%). Nếu bạn không tìm thấy thông tin cho câu 5, bạn có thể ước lượng khoảng thông tin giữa câu 4 và 6.
  • Đọc kỹ và hiểu hoàn toàn ý của câu hỏi, không đọc theo key words vì sẽ rất dễ sai.
  • Khi tìm thấy đoạn văn có chứa câu trả lời, đọc thật cẩn thận để xác định được đáp án chính xác nhất.
  • Chú ý các cụm từ (probably, likely…), Quantifiers (some, many…) và Modal Verbs (can, should, must…) vì chúng có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi so với bài đọc
  • Cẩn thận với các câu hỏi dạng “The author says/believes…”, lúc này chúng ta không xét đến các facts có trong bài mà cần nghĩ đến ý kiến của tác giả.
  • Cẩn thận với những trạng từ chỉ tần suất (always, often, hardly, etc.), các trạng từ chỉ khả năng xảy ra của hành động (probably,likely, etc.), các lượng từ (all, some, only, etc.) và động từ khuyết thiếu (can, should, must, etc.) vì chúng có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi so với bài đọc. Những câu như thế này thường là FALSE, hay NO
  • Các câu hỏi có thể dùng các từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt phủ định chứ không nhất thiết phải giống y hệt trong văn bản. Cố gắng chắc chắn cho các câu True/False và những câu còn lại
  • Không dành quá nhiều thời gian vào 1 câu hỏi. Nhiều lúc, khi đã thử hết các cách vẫn không tìm được đáp án thì hãy dùng trực giác.
  • Bạn có thể thử cách làm sau: cố gắng trả lời chắc chắn câu True/Yes. Đối với False/No và Not Given, thông thường 70% các nhóm câu hỏi sẽ có đủ cả 3 dạng kết quả, hãy sử dụng trực giác khi các biện pháp khác không giúp được bạn.

Trình tự làm bài

  • Sử dụng kỹ năng Skimming, đọc qua bài 1 lượt chứ không đọc và phân tích câu hỏi trước. Đảm bảo rằng bạn lượt qua được mọi từ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian xác định khoảng thông tin.
  • Sau khi đọc xong 1 lượt văn bản, đọc qua 1 lượt toàn bộ câu hỏi để xác định các thông tin cần tìm kiếm, đánh dấu các câu trả lời trên bài.
  • Đọc lần lượt từng câu hỏi, phải hiểu hết câu hỏi muốn nói gì, không tìm theo key words.
  • Lướt lên văn bản, tìm xem có các yếu tố như từ đồng nghĩa hay paraphrase không và đọc kỹ những đoạn có thông tin chứa câu trả lời.
  • Đọc lại câu hỏi 1 lần nữa để đưa ra câu trả lời
  • Gạch chân các cụm từ trong bài và trong câu hỏi để có thể kiểm tra lại và sửa sai

Các phương pháp học hay kiến thức suy cho cùng vẫn chỉ là lý thuyết suông, muốn biết được bản thân tiến bộ thế nào phải bắt tay vào thực hành. Vậy thì sao các em không thử sức mình với đề thi IELTS 2017 xem các em có thể ứng dụng được bao nhiêu phần trăm những gì đã học vào bài thi. Cô chúc các em học tập thật tốt và nhanh chóng tiến bộ nhé.